Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Nuôi dưỡng bé nhẹ cân non tháng

Nguyễn Quang Sáng (nguyensang@gmail.com)

Điều anh lo lắng là hoàn toàn có lý. Những trẻ sinh nhẹ cân dưới 1.500g và thiếu tháng (dưới 34 tuần) phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, sẽ gặp khó khăn về nuôi dưỡng. Hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, vì vậy cần chăm sóc tỷ mỉ và chu đáo hơn trẻ sinh bình thường. Về nuôi dưỡng (bằng sữa mẹ): trường hợp trẻ chưa bú được, cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt, hoặc vắt từng giọt sữa vào miệng trẻ. Do thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu và hấp thu kém nên trẻ dễ nôn trớ và rối loạn tiêu hóa; trẻ sơ sinh non tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém. Nếu để thân nhiệt trẻ xuống dưới 35oC có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng như: suy hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết não. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ cần chú ý: tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, ấm áp và an toàn. Người chăm sóc bé cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc bé. Nên hạn chế số người thăm bé cũng như số người tiếp xúc khi không cần thiết (đặc biệt khi họ đang có bệnh cảm, cúm, ho hay các bệnh lây nhiễm khác...). Để biết bé có thể thích nghi với môi trường hay không, ta có thể đo thân nhiệt cho bé. Nhiệt độ của bé luôn ở khoảng 37oC là thích hợp nhất. Khám định kỳ, kiểm tra thể lực và tâm sinh lý. Phát hiện sớm các bất thường về thị giác, thính giác và vận động của trẻ. Một số trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng nếu được chăm sóc tốt sau này bé vẫn khỏe mạnh như trẻ bình thường bạn ạ.

BS. Kim Oanh

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những dấu hiệu tố bạn bị nhiễm trùng uốn ván

Sốt nhẹ

Sốt là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng uốn ván và thường xuất hiện sau 5 ngày phơi nhiễm với vi khuẩn.

Cứng cơ

Hàm, cổ và lưng cứng là các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng uốn ván.

Đau khắp cơ thể

Cứng cơ thường dẫn tới đau khắp cơ thể và nhiều bệnh nhân cũng bị đau đầu.

trieu-chung-nhiem-trung-uon-van

Ra mồ hôi và mất nước

Ra nhiều mồ hôi và mất nước cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng uốn ván.

Lượng nước tiểu ít và phân cứng

Sốt thường gây ra tình trạng mất nước, do vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân cũng có thể đại tiện phân cứng.

Tiểu tiện và đại tiện thường xuyên

Vì cơ trở nên yếu, bệnh nhân có thể khó kiểm soát bàng quang và ruột dẫn tới đại tiện và tiểu tiện thường xuyên.

Gãy xương

Nhiễm trùng uốn ván gây yếu cơ và xương khiến cho bệnh nhân dễ bị gãy xương.

Nghẹt thở

Nghẹt thở là triệu chứng giai đoạn cuối của nhiễm trùng uốn ván và có thể dẫn tới suy hô hấp.

Khóa hàm

Khóa hàm là triệu chứng giai đoạn cuối cùng của bệnh và thường xuất hiện khi bệnh nhân không được điều trị trong thời gian dài.

BS Tuyết Mai/Univadis

(theo THS)

Bữa cơm gia đình giúp dự phòng đái đường

Thật vậy mỗi tuần bạn đi ăn ở ngoài bao nhiêu lần (thức ăn nhanh, căntin, nhà hàng…) khi mà không có nhiều thời gian trở về nhà để cùng gia đình thưởng thức bữa cơm với những món ăn tự chế biến.

Theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng-Boston-Mỹ cho thấy nếu thường xuyên ăn cơm tại nhà giúp dự phòng đái đường type 2- một bệnh lý thường gặp và ở Pháp có khoảng 3 triệu người mắc đái đường type 2.

com gia dinh

Công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí “PLOS Medicine”. Để đi đến kết luận các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu của 2,1 triệu người tình nguyện Mỹ. Kết quả cho thấy những người ăn tối 5-7 lần/tuần ở nhà, nguy cơ mắc đái đường type 2 giảm hơn 15% trong suốt cuộc đời của họ. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người tuy ăn bên ngoài nhưng thức ăn được chuẩn bị ở nhà (cơm hộp) thì nguy cơ mắc đái đường cũng thấp hơn.

Theo các nhà nghiên cứu thì điều đó có tính logic bởi vì thừa cân là yếu tố nguy cơ của đái đường type 2. Trên thế giới 75% bệnh nhân đái đường bị thừa cân, béo phì. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong xã hội hiện nay khuynh hướng ăn ngoài đang gia tăng, với bữa ăn nhiều calo, dễ ăn quá đà với những thức ăn công nghiệp có lượng đường, muối, mỡ cao đã góp phần dẫn đến tăng cân và béo phì. Ngược lại ở nhà, có thời gian để tận hưởng món ăn, ăn chậm lại vì thế có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Cách ăn chậm, nhai kỹ này sẽ giúp mọi người có xu hướng kiểm soát lượng calo tốt hơn.

Với công việc và cuộc sống hiện đại thì những bữa cơm gia đình ngày càng ít đi. Bữa cơm sum họp gia đình chính là “liều thuốc” giúp cải thiện sức khỏe, giảm stress, giảm thừa cân béo phì…Chính vì thế hãy nên tận dụng tất cả có thể được những bữa cơm tại nhà, vừa tạo không khí đầm ấm,kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Bs Ái Thủy

10 điều cần biết về bệnh hen

Bệnh hen là căn bệnh đã ảnh hưởng đến rất nhiều người dân ở mọi độ tuổi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ bị “hiểu nhầm” khiến cho việc dùng thuốc và hiệu quả điều trị chưa cao. Dưới đây là 10 điều bạn cần phải biết về căn bệnh này.

1. Tất cả các thể bệnh hen đều nghiêm trọng

Tại Mỹ, mỗi ngày có 10 người chết vì bệnh hen. Nhiều người đã bị một cơn hen đe dọa tính mạng trước khi họ được chẩn đoán là mắc bệnh hen thể nhẹ.

2. Hầu hết người mắc bệnh hen không kiểm soát bệnh tốt như họ nghĩ

Nếu bạn sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh dạng hít nhiều hơn 2 lần/tuần (trừ trước khi tập thể dục), thức dậy có các triệu chứng của bệnh hen nhiều hơn 2 lần/tháng hoặc mua thuốc giãn phế quản hơn 2 lần/năm, bệnh hen không kiểm soátđược, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi kế hoạch điều trị cho bạn.

3. Bệnh hen có biểu hiện nhiều hơn là ho và thở khò khè

Những triệu chứng này là kết quả của tình trạng viêm phổi ẩn phía dưới. Vì bạn không thể cảm nhận hoặc nghe được tình trạng viêm phổi âm ỉ này, điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc chống viêm mỗi ngày, nếu được bác sĩ kê đơn, ngay cả khi bạn đang cảm thấy sức khỏe khá tốt.

4. Thuốc trị bệnh hen không gây nghiện

Các corticosteroid dùng để giảm viêm không gây tổn hại đến bạn như các steroid đồng hóa.

5. Bệnh hen không chỉ là căn bệnh thời thơ ấu

Bệnh hen có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và kéo dài suốt đời. Hen cũng có thể chỉ gặp trong một số tình huống –thí dụ do dị ứng, tập thể dục hoặc thai nghén. Các triệu chứng hen có thể xuất hiện do cảm lạnh hay cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ em.

6. Trẻ em không "loại bỏ" được bệnh hen khi lớn lên

Hệ miễn dịch của bạn thay đổi trong suốt cuộc đời, và bệnh hen của bạn cũng vậy. Các triệu chứng có thể dễ xuất hiện và dễ thuyên giảm, nhưng sự nguy hiểm của viêm phổi vẫn còn và thường xuyên tái phát ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là để đáp ứng với những thay đổi nội tiết tố.

Trẻ mắc bệnh hen sẽ phải "sống chung" với bệnh suốt đời.

7. Người bị bệnh hen không nên sợ tập thể dục

Bạn có thể cần phải dùng thuốc trước khi tập luyện và dành nhiều thời gian để làm nóng và làm mát cơ thể, nhưng tăng cường sức khỏe cho phổi và tim luôn là một ý tưởng tốt. Nhiều vận động viên chuyên nghiệp, tinh nhuệ, vận động viên Olympic cũng mắcbệnh hen.

8. Khoảng 70% số người bị bệnh hen cũng bị dị ứng, và cả hai bệnh này liên quan chặt chẽ với nhau

Khoảng 70% số người bị bệnh hen cũng bị dị ứng

Tiếp xúc với những thứ bạn bị dị ứng - như phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi và mạtbụi - làm tăng viêm phổi, gây ho và thở khò khè. Nếu bạn kiểm soát dị ứng bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên, dùng thuốc hoặc liệu pháp miễn dịch, bạn thường kiểm soát được bệnh hen.

9. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động và ô nhiễm không khí trong thời thơ ấu hoặc khi người mẹ mang thai làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen ở trẻ

Không cho phép người khác hút thuốc trong nhà, phòng làm việc hoặc trong xe hơi của bạn, và dạy con bạn tránh xa khói thuốc thụ động.

10.Bệnh hen của mỗi người là khác nhau và sẽ đáp ứng với phương pháp điều trị khác nhau

Các phương pháp điều trị phế quản và các thuốc sinh học mới nhắm vào quy trình hệ miễn dịch của từng ngườitạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của những người bị bệnh hen nặng, khó điều trị. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn dùng, hiệu quả của nó như thế nào và liệu bạn có nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác.

BS. Tuyết Mai

(Theo MSN)

8 hoạt động hàng ngày gây hại cho lưng

1. Nâng vật nặng

Không chỉ mang vật nặng bằng 1 tay, thậm chí, nâng, kéo hoặc đẩy vật nặng không đúng cách cũng có thể gây hại cho lưng. Ngoài ra, việc cúi xuống không đúng cách để nâng vật có thể làm căng cơ lưng dẫn tới đau lưng.

Phòng ngừa: Khi nâng vật nặng, cần ngồi xổm sau đó nâng dần lên. Tư thế cúi người xuống để nâng vật nặng mà phần lớn chúng ta thường làm không phải là cách đúng.

2. Lái xe trên những con đường gập ghềnh

Lái xe trên những con đường gập ghềnh có thể gây áp lực lên lưng của bạn, đặc biệt nếu bạn ngồi ở một tư thế hoặc lái xe trong nhiều giờ.

Phòng ngừa: Nếu bạn đang đi du lịch xa, cần nghỉ ngơi giữa đường thường xuyên để giảm áp lực lên lưng và khu vực vùng chậu. Ngoài ra, tạo tư thế ngồi thoải mái trước khi lái xe để giảm thiếu áp lực lên lưng.

3. Ngồi lâu

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi nhiều thì theo thời gian, bạn có nguy cơ bị đau lưng. Hơn nữa, những người có công việc bàn giấy có nguy cơ cao hơn bị đau lưng vì ngồi 6-8 tiếng mỗi ngày gây ra những áp lực lên xương sống, gây ra những thay đổi sinh hóa ở lưng. Ảnh hưởng là nghiêm trọng hơn nếu bạn ngồi một chỗ và ở một tư thế trong nhiều giờ.

Phòng ngừa: Để tránh đau lưng, cần đứng lên đi lại hoặc nghỉ ngơi mỗi giờ. Bạn có thể tập một số bài tập kéo giãn đơn giản tại bàn làm việc hoặc trong nhà vệ sinh để chống lại những ảnh hưởng của việc ngồi quá lâu, vốn có thể gây đau lưng, tăng cân.

4. Kéo giãn không đúng cách

Yoga là cách mới để duy trì sức khỏe. Nhưng điều mà nhiều người không biết là nếu tập không đúng cách yoga lại có thể khiến bạn bị các rối loạn khác nhau và cũng gây tổn thương cơ.

Phòng ngừa: Vì yoga bao gồm nhiều động tác kéo giãn và uốn nên không tuân theo những quy tắc thích hợp có thể gây đau lưng. Để phát huy được tác dụng của yoga, cần tập các tư thế yoga dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

5. Tư thế kém

Có thể là khi xem TV, chơi trò chơi trên máy tính, nhắn tin liên tục trên điện thoại di động hoặc làm việc trên máy xách tay, phần lớn chúng ta hoặc cúi người xuống, hoặc khom lưng…những tư thế này có thể gây sức ép lên lưng và cột sống, gây đau lưng.

Phòng ngừa: Bạn hãy nhớ một điều rằng tư thế xấu là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng, vì vậy, điều quan trọng là cần duy trì tư thế đúng để phòng ngừa đau lưng và những rối loạn cột sống.

6. Xách túi nặng

Cách bạn mang túi xách nặng có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn và nguy cơ bị đau lưng. Phần lớn chúng ta đeo túi xách nặng ở một bên vai. Thói quen này làm tăng áp lực lên vai, cánh tay và lưng, lâu dần làm tổn thương lưng. Nó cũng có thể dẫn tới mất cân bằng cơ thể và ảnh hưởng tới một bên vai, gây áp lực lên cột sống.

Phòng ngừa: Mang túi nặng ở cả hai vai như đeo ba lô. Nếu bạn đeo túi, cần đảm bảo mang ngang vai vì cách này làm giảm thiểu nguy cơ căng thẳng trên lưng và vai.

7. Ngồi trên giường/ghế

Nếu bạn nghĩ rằng ngồi duỗi hai chân trên giường hoặc ghế sofa chính là cách tốt nhất để thư giãn sau ngày dài làm việc thì bạn đã sai. Vì ngồi với chân duỗi dài có thể tạo ra tư thế cong hình chữ C không lành mạnh ở phần dưới cột sống. Nó cũng gây áp lực lên các gân kheo, gây nhiều áp lực lên lưng.

Phòng ngừa: Nếu bạn ngồi trên giường hoặc ghế sofa, ngồi với hai chân, hãy ngồi với chân bắt chéo và kê một miếng đệm dưới mông để duy trì tư thế chứ S của cột sống.

8. Ngủ trên đệm mềm

Ngủ trên đệp quá mềm không mang lại sự thoải mái cho lưng mà trái lại còn có thể làm biến đổi nhẹ hình dạng cột sống, qua đó gây áp lực lên các cơ, dây chằng và khớp.

Phòng ngừa: Điều này không có nghĩa bạn nên lựa chọn đệm thật cứng vì đệm cứng cũng có thể dẫn tới đau lưng. Trên thực tế, hãy lựa chọn đệm không quá cứng cũng không quá mềm.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Tổn thương võng mạc do đái tháo đường

Gây ra những biến chứng gì?

Bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp 2, gây ra cho người bệnh rất nhiều các biến chứng nặng nề, có những biến chứng gây tử vong và tàn phế suốt đời cho bệnh nhân.

Biến chứng trên thận: gây tiểu ra albumine, tổn thương các vi cầu thận và cuối cùng là suy thận mạn tính. Suy thận do ĐTĐ rất khó điều trị, ngay cả việc ghép thận thì tiên lượng thành công cũng rất hạn chế vì bệnh ĐTĐ vẫn tiếp tục diễn tiến trên bệnh nhân.

Hình chụp các tổn thương trên võng mạc khi bị võng mạc đái tháo đường

Nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ: nếu không điều trị tốt sẽ gây hoại thư phải cắt cụt chi, thậm chí gây tử vong do nhiễm trùng huyết.

Tác hại trên tim mạch: kết hợp với những rối loạn trong chuyển hóa chất béo gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Gây rối loạn cương dương: biến chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống và tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Mù lòa do tổn thương võng mạc

Bệnh võng mạc ĐTĐ ngày càng gia tăng ở các nước công nghiệp phát triển và tại Việt Nam, mức độ này tỉ lệ thuận với mức sống của nhân dân và mức độ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng. Theo các tác giả Thụy Điển thì có đến 26,5% số ca bệnh ĐTĐ týp 2 dưới 70 tuổi bị tổn thương võng mạc và có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của BS. Trần Xuân Đài tại BV. Nhân Dân Gia Định thì tỉ lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân ĐTĐ là 39,28% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Một nghiên cứu khác của BS.Nguyễn Thị Tuyết Minh thực hiện trên 250 bệnh nhân tại phòng khám mắt BV. Chợ Rẫy thì có đến 25,2% số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị tổn thương võng mạc. Trong đó, phần lớn bệnh nhân, tỉ lệ là 79,4% bị cả hai mắt.

Ở các nước phương tây, bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người dưới 65 tuổi, tỉ lệ mù trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 2,3%. Trong khi đó ở Việt Nam thì tỉ lệ mù chung do viêm màng bồ đào và bệnh đáy mắt là 4.2%, xếp thứ 4 trong các nguyên nhân gây mù lòa. Hơn nữa, đục thủy tinh thể hay kết hợp với bệnh võng mạc do ĐTĐ làm cho bệnh nhân dễ bị mù lòa hơn.

Điều trị

Tổn thương võng mạc là một trong những biến chứng của bệnh ĐTĐ nên không chỉ điều trị tại mắt mà phải kết hợp điều trị hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều chỉnh mỡ trong máu. Khi đã có tổn thương võng mạc, dù đường huyết đã xuống mức bình thường, bệnh võng mạc vẫn không ngừng tiến triển nên không thể bỏ qua việc tái khám mắt.

Bệnh nhân ĐTĐ phải được khám mắt ngay lúc phát hiện bệnh và tái khám định kỳ hàng năm.

Khi có tổn thương võng mạc, cần theo dõi sát hơn, có thể khám mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo tổn thương thấy được trên hình chụp mạch máu đáy mắt huỳnh quang.

Điều trị tổn thương võng mạc bằng laser nhiều đợt giúp phòng ngừa mù lòa bằng cách ngăn chặn sự phát triển tân mạch gây xuất huyết trong mắt, giảm phù hoàng điểm. Vì phải điều trị lâu dài nên rất cần sự hợp tác và hiểu biết của bệnh nhân và thân nhân.

Khi bệnh đã nặng, xuất huyết và tăng sinh nhiều trong mắt, cần mổ làm sạch máu và tổ chức tăng sinh nhưng khả năng mù vẫn rất lớn.

Lời khuyên của thầy thuốcNên đi khám bệnh khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ khả năng ĐTĐ: mờ mắt, gầy sụt cân, tiểu nhiều, nhiễm trùng dai dẳng, ngứa da không trị được bằng các thuốc thông thường… với những bác sĩ có kinh nghiệm. Bạn sẽ được cho làm các xét nghiệm tầm soát bệnh ĐTĐ: định lượng đường trong máu, định lượng đường trong nước tiểu, nghiệm pháp dung nạp glucose…Khi đã bị bệnh ĐTĐ, cần có chế độ ăn kiêng thich hợp được tư vấn bởi bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tiết. Cần phải sử dụng thuốc đều đặn để ổn định lượng đường trong máu, khám định kỳ về mắt tại các trung tâm chuyên khoa về bệnh võng mạc do ĐTĐ để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng về mắt, nhất là vào những năm thứ 5 trở đi sau khi xuất hiện bệnh ĐTĐ..

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

(Cố vấn BV. Quốc tế Minh Anh)

Những lý do khiến phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới

Dưới đây là những lý do quan trọng khiến phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới:

1. Phụ nữ khác nam giới về mặt sinh học

Điều kiện sinh học ở phụ nữ rất khác so với nam giới. Họ trải qua sự thay đổi lớn trong hàm lượng hormon hàng tháng. Các tình trạng như mang thai, mãn kinh cũng ảnh hưởng tới các hormon và điều này gây ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Vì vậy, giấc ngủ đủ và chất lượng rất quan trọng với phụ nữ.

2. Não của phụ nữ phải sử dụng nhiều hơn, cần nhiều thời gian hơn để hồi phục

Một số người nói rằng não phụ nữ khác với đàn ông và đó là lý do tại sao phụ nữ cần ngủ nhiều hơn. Não của phụ nữ được cho là phức tạp hơn và được sử dụng nhiều hơn não của nam giới, cả trong việc nhà hàng ngày cũng như việc văn phòng. Vì não của phụ nữ hoạt động nhiều hơn não của nam giới, nhiều nghiên cứu cho rằng nó cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

3. Não của phụ nữ chắc chắn phức tạp hơn

Vì sự phức tạp hơn của bộ não của phụ nữ mà các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới ít nhất 20 phút. Không có giấc ngủ chất lượng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng tâm lý của phụ nữ.

4. Giấc ngủ ảnh hưởng tới tâm trạng của phụ nữ

Các rối loạn như trầm cảm, giận dữ, khó chịu có thể gia tăng ở phụ nữ nếu không ngủ đủ. Ngược lại, nếu nam giới bị thiếu ngủ, họ không có những dấu hiệu của thiếu ngủ như vậy. Nhiều rối loạn sức khỏe khác có thể cũng gia tăng do không ngủ đủ.

5. Phụ nữ được cho là thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.

Họ có thể xem tivi, thái rau và nói chuyện điện thoại cùng lúc và với hiệu quả tuyệt vời. Dù ở văn phòng hoặc ở nhà, phụ nữ có xu hướng xử lý nhiều việc cùng lúc hơn. Điều này bắt buộc họ phải sử dụng não nhiều hơn nam giới và do vậy họ cần thời gian thư giãn nhiều hơn nam giới.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

Nuôi dưỡng bé nhẹ cân non tháng

Nguyễn Quang Sáng (nguyensang@gmail.com) Điều anh lo lắng là hoàn toàn có lý. Những trẻ sinh nhẹ cân dưới 1.500g và thiếu th...